Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Onpage SEO - kỹ thuật SEO onpage

Phần 1: Tổng quát nhất về SEO Onpage

Ở bài viết này, Adwordsvietnam đưa ra cho các bạn 1 kiến thức tổng hợp và hoàn chỉnh về SEO onpage. Có rất nhiều người tranh cãi nhau hàng ngày trên các diễn đàn về onpage như thế nào là đúng. Cách SEO onpage chuẩn nhất là áp dụng càng nhiều tiêu chí càng tốt. Vì điều khác biệt giữa on-page và off-page là tư duy, cẩn thận, kinh nghiệm, cần cù và cả thẩm mỹ.
Ở đây, tôi xin chia các tiêu chí về SEO onpage ra thành 4 nhóm:
  1. Rất quan trọng
  2. Quan trọng
  3. Qan trọng ở mức trung bình
  4. Ít quan trọng
Sau đây, tôi sẽ đi vào phân tích chi tiết từng nhóm tiêu chí 1 cách dễ hiểu nhất cho các bạn

1. Các yếu tố rất quan trọng

Từ khoá thích hợp sử dụng trong văn bản seo: Nội dung văn bản là rất quan trọng đối với quá trình làm SEO. Để tối ưu hóa từ khóa của bạn xếp hạng cao hơn cho các từ khoá mục tiêu, bạn nên sử dụng các từ khoá mục tiêu ít nhất 4 lần. Hiện nay, có các hình thức lừa bot, người dùng đọc 1 văn bản, bot đọc 1 văn bản, tuy nhiên, bạn ko nên theo hình thức này.
Tránh nhồi từ khoá: sử dụng quá nhiều từ khóa trong văn bản seo có thể tác động tiêu cực từ khoá bảng xếp hạng . Ngay với việc sử dụng các từ khoá mục tiêu nhiều hơn hai lần trong các thẻ tiêu đề có thể được coi là nhồi nhét từ khoá. Việc nhồi nhét từ khóa (nếu có) phải khéo léo một chút để tránh rơi vào tình trạng spam.
Tránh trường hợp 1 trang có nhiều tiêu đề: nghĩa là 1 trang web chỉ có một tiêu đề duy nhất, cho cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Trường hợp hay mắc phải nếu bạn code cả cái meta description và short meta description đều nằm trong thuộc tính thẻ meta, phải khéo léo bỏ trong code ^^
Sử dụng chính xác từ khoá trong tiêu đề: Công cụ tìm kiếm xem xét các yếu tố tiêu đề là nơi quan trọng nhất để xác định từ khóa và trang web liên kết với một chủ đề hoặc thiết lập các điều khoản. Kết quả xếp hạng bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng từ khóa trong các thẻ tiêu đề.
Vị trí từ khóa trong trang: các trang có sử dụng các từ khoá mục tiêu ở phía trước của thẻ tiêu đề có ý nghĩa rất lớn trong bảng xếp hạng. Mức độ ưu tiên từ khóa quan trọng sẽ đi từ trái qua phải.
 
2. Các yếu tố quan trọng
Trang web phải được các công cụ tìm kiếm index: Nghĩa là các trang web không thể thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục sẽ không có cơ hội để xếp hạng trong các kết quả. Trước khi tinh chỉnh từ khoá nhắm mục tiêu hoặc tận dụng các kỹ thuật tối ưu hóa khác, trang web cần phải đảm bảo có thể truy cập. Sau 1 thời gian, nếu website vẫn ko được index, hãy email cho Google để được index vì khả năng website của bạn bị penalty là rất cao. Trong TGS đã có 1 loạt bài như thế để giải quyết tình trạng này.
Các từ khoá được sử dụng nhiều tại trang làm seo: Các công cụ tìm kiếm và người dùng đạt được cả hai mục tiêu tìm kiếm các từ khóa trong văn bản của trang. Sử dụng các từ khóa trong các yếu tố tài liệu (text) sẽ dễ đc người dung chú ý, và đó là một phần thiết yếu của SEO.
Từ khoá sử dụng trong tiêu đề trang: Công cụ tìm kiếm xem xét các yếu tố tiêu đề là nơi quan trọng nhất để xác định từ khóa và trang web liên kết với một chủ đề, bảng xếp hạng bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng từ khóa trong các tag tiêu đề.
Sử dụng “Rel Canonical” một cách thích hợp: Nếu các tag chuẩn là chỉ tới một URL khác nhau, nó sẽ không tính trang này như các nguồn tài liệu tham khảo vì vậy sẽ không đc xếp hạng.
3. Yếu tố quan trọng ở mức Trung bình:
Dùng chính xác từ khoá cần seo tại văn bản: vd như bạn seo từ “thiết kế website” thì không nhất thiết chỗ nào cũng phải ghi “thiết kế website” cả, chúng ta có thể ghi “dịch vụ thiết kế website”, “thiết kế website du lịch” v.v… và Google vẫn hiểu và index được các từ khóa của bạn. Ngoài ra, các từ khóa mở rộng này cũng là một phần ưu tiên trong xếp hạng.
Từ khoá sử dụng trong tag Alt: Từ khoá sử dụng trong thuộc tính alt của hình ảnh được sử dụng có tác dụng tích cực với thứ hạng. Nó cũng cải thiện đáng kể khả năng tìm kiếm hình ảnh, 1 dạng phổ biến và thường được sử dụng trong hệ thống tìm kiếm.
Số lượng từ khóa trong nội dung: Các công cụ tìm kiếm tìm các trang có chứa nội dung mà người dùng của họ muốn tìm. Nội dung của bạn là site về “thiết kế website” thì không thể index với nội dung chứa “phim người lớn” đc. Văn bản seo tốt nhất nên giới hạn ở khoảng 300 ký tự.
Tránh nhồi từ khoá trong URL: Nhồi nhét từ khóa trong URL có thể được cho là spam và sẽ cũng có khả năng làm mất đi các khách hàng tiềm năng khi nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm.
Cách sử dụng từ khoá trong URL: Từ khoá trong chuỗi URL giúp để biết thêm thông tin liên quan đến trang để xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, hỗ trợ người dùng tìm kiếm trong việc xác định nội dung của trang khi xem các URL và cung cấp giá trị khi được sử dụng như là văn bản giới thiệu liên kết.
4. Các yếu tố ít quan trọng
Từ khoá sử dụng trong thẻ H1: Mặc dù các từ khoá được nhắm mục tiêu trong thẻ H1 không tương quan tốt với thứ hạng cao, nhưng sự có mặt của nó cũng vẫn cung cấp một số giá trị nhỏ trong xếp hạng. Nó được coi là một điểm nhấn về khả năng tiếp cận và mô tả nội dung của trang.
Chiều dài thích hợp tựa đề trang: Phần mà chúng ta đọc được của các tiêu đề trang trong kết quả tìm kiếm kéo dài 66 ký tự, sau đó nó sẽ cắt ngắn với một dấu ba chấm. Do đó, để tối ưu hóa tựa đề tốt nhất chúng ta nên để tiêu đề dưới 66 ký tự, số lượng ký tự dài gần đến 66 kí tự thì càng tốt ( Đó là cách SEO mà BBC đang tiến hành <= “tựa đề dài sẽ được chú ý hơn” )
Từ khoá sử dụng trong b, I, strong: Các công cụ tìm kiếm có ưu tiên cho các trang sử từ khóa mục tiêu với một trong những yếu tố này hơn. Nó cũng có giá trị với bản thân người dùng khi các từ khóa được ưu tiên nổi bật lên. Vì vậy, chúng ta nên chú trọng sử dụng thêm các thẻ <b>, <strong>, <em>, hoặc tag <i> để từ khoá mục tiêu nổi bật hẳn trên trang làm seo.
Từ khóa sử dụng trong thẻ Meta Description: Sử dụng các từ khoá truy vấn trong thẻ meta des giúp cho nó cơ hội tốt hơn để được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm và đc coi như là đoạn mã của trang. Nó tạo ra sự nổi bật và khả năng hiển thị với công cụ tìm kiếm, chúng ta có thể nhận thấy các từ khóa trong văn bản mô tả sẽ được in đậm khi search trên Google.
Tránh tình trạng có quá nhiều liên kết nội, liên kết ngoại: Liên kết bên ngoài nói chung là một điều tốt, nhưng như với các chiến thuật tối ưu hóa nhiều trong SEO, điều độ là con đường tốt nhất. Sử dụng nhiều liên kết bên ngoài có thể làm giảm các giá trị trang web bất kỳ liên kết được (đặc biệt nếu các liên kết này không đến từ các link chất lượng cao của các trang web tin cậy). Còn với một số lượng quá nhiều các liên kết nội bộ, có thể không trực tiếp làm tổn hại đến giá trị của một trang, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của liên kết được và làm giảm khả năng thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng của các công cụ tìm kiếm.
Chiều dài URL thích hợp: Công cụ tìm kiếm thường xuyên sẽ cắt ngắn URL hiển thị tại 76 ký tự. Do đó, hãy để chiều dài URL của bạn trong khoảng thích hợp.
Hạn chế thư mục con trong URL: Số lượng thư mục con trong một URL càng ít thì sẽ được ưu tiên nhiều hơn. Ngoài ra, việc có nhiều các thư mục con trong một chuỗi URL có thể là một tín hiệu rằng trang này có cấu trúc liên kết rất sâu, nó có ảnh hưởng tiêu cực với quá trình thu thập dữ liệu, đánh chỉ số và xếp hạng.

SEO on page
 
2. Hướng dẫn phương pháp seo onpage không cần đến backlink 
 
Hướng dẫn phương pháp seo onpage không cần đến backlink
Kinh nghiệm nông cạn chỉ chia sẻ anh em bằng chính những phương pháp hiệu quả mà mình đã và đang làm .anh em đọc thấy tốt thì có thể làm mà không tốt cũng đừng chém em nhé,

Bài viết hơi dài nhưng mình viết từng bước chi tiết cho anh em dễ hiểu. anh em ai quan tâm thì cứ đọc hết sẽ hiểu được hết trọng tâm của bài viết. chúc anh em thành công.

Hôm nay xin chia sẻ với anh em 1 số phương thức seo mà không cần đến backlink mà từ khóa tiền triển đảm bảo tốt hơn cày backlink mà đặc biệt lại bền vững mà tránh được mọi thuật toán của google.

So sách về seo onpage và offpage

- Onpage chỉ quan tâm nhất đến nội dung bên trong website và bên ngoài website.
- Offpage chỉ cày forum, thứ hạng lên xuống bất thường, có thể lên top rồi dance xuống vị trí khác. ( vị trí có thể thay đổi bất thường ).

Tại sao tôi nói Seo onpage từ khóa tiến triển tốt hơn offpage lý do vì : Onpage là tối ưu site từ khi mới bắt đầu, tối ưu site từ những cái nhỏ nhất trong site.

Còn đối với ai cày seo offpage chủ yếu cày forum là chủ yếu, lúc đầu các bạn cũng tối ưu site nhưng đến sau khi cày forum rồi các bạn lãng quên đi việc onpage bên trong site, lúc nào cũng chỉ biết tìm kiếm những forum PR cao, dofolow, lượng truy cập nhiều..

Tôi xin giới thiệu chút về điểm mạnh và yếu của onpage và offpage.

- Onpage điểm mạnh của nó là tối ưu than thiện với người dung và google từng chi tiết nhỏ nhất trong site nên site rất chất lượng từ khi mới tạo lên site khiến google rất tin tưởng và quan tâm nhiều đến site. Sự sống của offpage là 100% và sẽ tránh được mọi thuật toán của google

- Offpage điểm mạnh lên nhanh, điểm yếu chỉ spam quá mức sẽ bị dance hoặc panda. Đặc biệt điểm yếu nhất của seo offpage là, nếu Offpage quá đà mà bị google phạt site nhẹ thì dance, nặng hơn chút là panda, nặng hơn nữa là sandbox. ( mình coi đó là những lần nhắc nhở của google ).Đặc biệt ở chỗ này, khi google đã ra 1 hình phạt dance đánh tụt hạng để nhắc nhở ( ai cũng gặp ) nếu bạn vấn tiếp tục spam nữa site bạn sẽ dính phải thuật toán panda thì chắc chắn bạn sẽ tìm cách gỡ bỏ những link để thoát khỏi panda. Khi thoát khỏi panda rồi những ( site bạn đã có 1 ấn tượng xấu với google, bạn hễ có làm gì thì google cũng sẽ để ý đến bạn và sẽ không tránh khỏi được các thuật toán của google ) tỷ lệ sống chết của offpage là 50/50.

Qua quá trình seo onpage mình đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm đáng quý nhất từ khi làm seo.Mình đã trải nhiệm thành công trên nhiều từ khóa như “ sua may giat, sua dieu hoa, sua binh nong lanh, sua lo vi song, bao duong dieu hoa “ Trong đó có từ “ sua may giat, sua binh nóng lạnh “ top 3 google còn các từ còn lại đầu page google hết, lý do tại sao chưa lên top vì các từ đó hết mùa làm việc nên mình dành time cho 2 từ kia nhiều nhất ( 1 phần do lười ) hix hix.

Sau đây mình xin hướng dẫn các bạn Onpage site những bước ban đầu khiến sau này làm việc rất đơn giản cho 1 site.

Mình hướng dẫn seo trang chủ cho dễ nhé. Vd chúng ta sử dụng domain http://domain.com

Bước 1 : Tối ưu trang chủ
- Tối ưu ngoài site như ( title, description, keyword )
- Sặp xếp chuyên mục cho hợp lý ( cố gắng đẩy keyword lên trên cao nhất của trang có thể )
- Từ khóa hiển thị ở trang chủ rơi vào khoảng 4-7% ký tự hiển thị ở trang chủ
- Chèn từ khóa vào thẻ Atl của hình ảnh ( có thể dung code để hiển thị ảnh )
- Tạo những textlink về từ khóa cần seo đặt ở mục footer
- Trong trang chủ từ cần 1 từ khóa đặt thẻ <h1> và 1 từ để <h2> còn lại thì cỡ chữ mặc định.
- Tạo sitemap chuẩn google
- Tao fire robot.txt
- Nhấn mạnh ( trao đổi 1 số site có PR cao hơn site mình mà có lượng trust và visit trong ngày cao ) sẽ khiến trong thời gian viết bài được index nhanh hơn.
Bước 2 : Tối ưu bài viết từng chi tiết nhỏ
- Bài viết mở rộng của từ khóa cần seo, đặc biệt bài viết yêu cầu viết phải viết đúng chính tả và hạn chế viết tắt, viết bài bằng chính những văn thơ của mình ( tuy không hay nhưng chất lượng là chính )
- Trong bài viết cố gắng đẩy từ khóa lên đầu câu như sau : Vd : tôi seo cho từ khóa “ sua may giat “ tôi sẽ viết bài viết mở rộng của từ đó 1 đoạn như sau.

Sửa máy giặt tại quận đống đa hà nội ( chỗ này đặt thể <h1> )

Trung tâm sửa máy giặt tại nhà chuyên nghiệp uy tín nhất hà nội.Xin giới thiệu đến quý khách hàng dịch vụ sửa máy giặt tại quận đống đa hà nôi. ( chỗ này đặt thẻ <h2> )

( dưới đây là nội dung giới thiệu của đoạn mô tả trên ) ( phần còn lại để <h3> )

Chúng ta chỉ cần dùng 3 thẻ trên, đặc biệt thẻ <h3> gần tương đồng với cỡ chữ mặc định nên rất dễ nhìn.( để cỡ chữ <h3> tốt hơn cỡ chữ mặc định.

- Các từ khóa mở rộng hay từ khóa chính xác chúng ta nên bôi đậm hoặc nghiêng ( nhằm nhấn mạnh từ khóa nhất trong bài viết )

Bước 3 : Các câu link nội bộ dữ chân bot google

- Trong bài viết trên tôi sẽ hướng dẫn các bạn các câu link dữ chân bot và nhấn mạnh từ khóa.

+ Chúng ta tận dụng đủ 3 link như sau .

Trong đó 1 link đầu tiên ta chèn về từ khóa của chính bài viết ấy là cái chỗ tôi nói đặt thẻ <h1 > và url của chính bài viết ấy. là sửa máy giặt tại quận đống đa url http://domain.com/sua-may-giat-tai-quan-dong-da.html

Link thứ 2 ( ở đoạn tôi đặt thẻ <h2> ) bạn đặt 1 link về từ khóa sửa máy giăt và url trỏ vể trang chủ cần seo ( http://domain.com ).

Link thứ 3 : Các bạn đặt link về keyword của từ khóa lên quan khác của “ sua may giat “ vd như Sửa máy giặt tại quận hai bà trưng về link http://domain.com/sua-may-giat-tai-q...-ba-trung.html ( tức bài viết lien quan )

Tại sao tôi nhấn mạnh các bạn cách đặt link như vậy.Lý do vì trong 3 link ấy chúng ta đang seo cả 3 link đó.
Trong đó mỗi bài viết sau này của chúng ta để có 1 keyword chính xác mà muốn seo như “ sua may giat “ về link seo chính là http://domain.com , còn 1 link lien quan thì cứ bài nọ câu link với bài kia khiến bot google nó sẽ theo link đó vào tất cả các bài viết mà trong đó mỗi bài viết có 1 link về từ khóa chính xác nhất là “ sua may giat “ url http://domain.com ( tức bài viết nào cũng có từ khóa này trong đó ) google sẽ nhận biết trong tất cả bài viết chúng ta nhấn mạnh nhất từ khóa đó và sẽ đưa lên google 1 cách nhanh chóng.

Các bạn càng viết được nhiều bài viết thì lên càng nhanh. Các câu bài viết lien quan sẽ khiến các từ khóa dài đó lên top, càng nhiều từ khóa mở rộng lên top với các từ khóa mở rộng thì từ khóa chính sẽ lên rất nhanh.Còn độ bền của từ khóa dựa vào việc chúng ta câu link làm sao cho tốt.

Mỗi 1 bài viết chúng ta nên cần 1 lượng like facebook và google+ ( khoảng 10 lần cho mỗi cái ) . Page nào cũng có sô lương like và google+ thì khỏi nói.

Bước 4 : Chèn từ khóa vào thẻ Atl hình ảnh

- Bot google không thể đọc được hình ảnh vậy chúng ta phải tận dụng thẻ Atl của hình ảnh mà chèn từ khóa cần seo vô đó sẽ rất tốt cho site. ( bài viết nào thì từ khóa của atl về từ bài viết dó ) vì trong bài viết là mình seo bài viết mở rộng đó chứ không phải seo cho từ chính. Chúng ta seo các từ mở rộng lên top thì từ chính sẽ lên. Còn cách đặt 1 link về từ khóa chính sẽ khiến lên rất nhanh.


Sau khi đã viết được 1 lượng bài viết chất lượng và phong phú ( khoảng 20 bài ) thì lúc đó chúng ta chỉ cần mỗi ngày bỏ ra 10 phút để viết 1 bài viết rồi kệ nó, cho nó tự nhiên là tốt nhất. Sau đó hãy chờ đợi từ khóa nhé.

Đặc biệt : các bạn đừng nản ở chỗ này khi viết bài như cách trên lúc đầu từ khóa lên rất nhanh nhưng đến khi đến page 2 thì mức độ cạnh tranh cao nó sẽ triến triển chậm đi. Có thể đứng ở vị trí đó mất khoảng 15 hôm hoặc hơn 1 chút nhưng đảm bảo sẽ không đến 1 tháng với các từ khóa cạnh tranh kha khá. Rồi nó sẽ bật lên top 10 và bạn cứ làm như vậy nó sẽ bật lên top 1 -5 rất nhanh.Các bạn nhớ không được nản mà cày forum nhé. Ngày nào cũng cứ làm như vậy. đến lúc thích hợp sẽ được lên top cao ngày, vì site chất lượng từ lúc mới thiết kế, chỉ là do chưa đến lúc bắt được sự tin tưởng của google thôi, đến lúc google thực sự tin tưởng chúng ta thì sẽ lên top cao thôi.

Đặc biệt chúng ta ko cày forum, mỗi khi tụt hạng hay dính thuật toán google chúng ta chỉ cần gửi thư cho google đòi lại vị trí ( chỉ 3,4 hôm để google xem xét là ok lại thôi ).

Đến giờ là hết chữ, kinh nghiệm của em chỉ đến thế, nếu chất lượng thì thank nhé, còn không thì ném gạch nhỏ nhỏ thôi nhé các bác.

Chúc các bác thành công với bước tiến không bao giờ lỗi thời và luôn luôn chạy theo thuật toán google, google càng đưa ra thuật toán thì phương thức seo Onpage càng tiến triển mạnh.
 
 3.  Viết nội dung tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
 
 
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau để giúp các trang web được công cụ tìm kiếm đánh giá và xếp hạng cao nhất có thể. Bên cạnh việc tạo liên kết từ các trang web khác trỏ đến website của bạn để công cụ tìm kiếm thu thập, index và tạo bản quyền riêng cho trang web của bạn thường xuyên thì bạn còn phải làm tốt các yếu tố trên trang (SEO onpage).

Một trong những cách tốt nhất để bộ máy tìm kiếm thích website của bạn là tạo nội dung mới thường xuyên cho nó đọc. Có nhiều nội dung trên trang là rất tốt nhưng bạn phải đảm bảo rằng nội dung bạn viết ra phải được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Để viết nội dung chất lượng cho SEO, có vài điều bạn cần phải nhớ

3 điểm chính khi tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho nội dung

Từ khóa
Trên mọi phương diện, bạn phải giới thiệu được cụm từ khóa mà bạn muốn nói đến cho công cụ tìm kiếm biết một cách khéo léo. Viết nội dung cho SEO không phải là đặt từ khóa vào bất cứ nơi nào, đặt co cụm từ khóa vào 1 chỗ,… mà hãy tập trung cho mỗi trang nội dung 1 cụm từ khóa nhất định. Có quá nhiều từ khóa trong nội dung đồng nghĩa với việc bạn đang nhồi nhét từ khóa, website của bạn có thể bị bộ máy tìm kiếm trừng phạt và cho rớt hạng một thời gian dài.


Nội dung liên quan


Xuất bản nội dung tương quan cho website – liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp – là một ý tưởng rất hay, đặc biệt đối với người dùng. Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ tạo ra được một số nội dung dựa trên từ khóa liên quan. Bằng cách nhìn vào khối lượng tìm kiếm trên cụm từ khóa cụ thể, nó có thể gợi ý cho bạn biết một vài chủ đề mà nhiều người quan tâm, nhưng không có đối thủ cạnh tranh nhiều. Tập trung nội dung vào các chủ đề này có thể mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao cho bạn hơn các chủ đề chung chung.


Liên kết nội bộ


Một khi bạn đã viết nội dung với các từ khóa liên quan nhau thì bạn sẽ dễ dàng lên ý tưởng cho việc xây dựng liên kết nội bộ trên website. Bằng cách sử dụng cụm từ khóa trong nội dung liên quan làm anchor-text cho liên kết tới các trang liên quan khác trên website, nó sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập vào các trang nội dung cụ thể của bạn. Phương pháp này giúp hiển thị cho công cụ tìm kiếm biết những từ ngữ chính trên trang là gì và nó giữ cho các spider quét qua website.

Tóm lại, viết nội dung cho website ngoài việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm thì nội dung đó phải thú vị và có giá trị. Nếu khách hàng tìm thấy nội dung của bạn, nhưng cảm thấy bạn không thích hợp hay nhàm chán họ sẽ nhấp chuột sang trang web khác ngay. Khách hàng luôn tìm kiếm các công ty biết họ muốn gì và sẽ làm gì để giúp họ.
 
4. Cách đặt từ khóa để tối ưu SEO-Onpage
 
Quy trình SEO On-Page phụ thuộc vào rất nhiều vào các từ khoá nằm trong nội dung, nếu trước kia chúng ta có thể thả càng nhiều từ khoá càng tốt vào nội dung thì bây giờ “trò chơi” ấy đã dường như không đạt hiệu quả cao nhất nữa, mà nguyên nhân là do các bản cập nhật của Google ngày càng thông minh và gắt gao hơn, và nhất là ai ai cũng biết cách SEO thì khả năng cạnh tranh ngày càng lớn.

Tuy nhiên về mặt tích cực thì có nhiều cái vẫn không thay đổi, điển hình là bạn phải trình bày và sắp xếp nội dung như thế nào để Google có thể xác định được từ khoá của nội dung. Trên thực tế nhiều chuyên gia SEO ngày càng tập trung hơn vào việc xây dựng backlink có chất lượng (SEO Off-page) để nhằm cạnh tranh với các trang có thứ hạng cao, tuy nhiên nếu bạn vừa mới bắt đầu một dự án thì việc tối ưu SEO On-page là một việc vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao mà thời gian lên top cũng rút ngắn hơn rất nhiều, nguyên nhân chính là do website bạn có tuổi đời thấp nhưng lại tập trung vào việc xây dựng backlink thì Google dễ duyệt vào danh sách spam.

“SEO is always a two part process, there’s off-page SEO and on-page SEO. Here, I’m only talking about on-page SEO (about using your desired keywords properly inside your content). If you want a more general advice, you’ll have to go to one of many SEO blogs out there”

Nhưng việc gì cũng có giới hạn riêng của nó, Google khuyến khích bạn tăng cường tối ưu On-page không có nghĩa là bạn được phép lợi dụng các từ khoá để thao túng máy tìm kiếm, bạn cần cân nhắc một điều quan trọng trước khi lên kế hoạch SEO On-Page.

Giữ cho văn bản thật tự nhiên

Đây là trường hợp phổ biến nhưng cũng dễ dàng mắc sai lầm nhất ở quy trình SEO On-page, đôi khi

Keyword Density là chỉ số biểu diễn tỷ lệ mật độ một từ khóa nào đó có trong văn bản và biểu diễn bằng đơn vị % (phần trăm).

Google bây giờ cũng vậy, họ giống như những giáo viên kiểm tra trình độ viết văn, một khi văn bản của bạn không còn được tự nhiên do lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều thì họ sẽ đánh giá thấp, ngược lại nếu bạn đặt từ khóa thích hợp, sử dụng các cụm từ khóa liên quan để văn bản thêm cuốn hút và từ ngữ thêm phong phú thì họ sẽ đánh giá cao.

Có rất nhiều người cho rằng một nội dung văn bản muốn đạt thứ hạng cao với từ khóa đó thì phải có Keyword Density từ 2% trở lên và tốt nhất là 5%. Nhưng đối với bản thân mình, mật độ từ khóa (hay còn gọi là tần suất lặp lại của từ khóa) là không quan trọng trong văn bản cho lắm và chỉ cần 0,5% là đủ, còn lại là mình sẽ “đầu tư” vào các vị trí khác tốt hơn để tránh văn bản không giữ được vẻ tự nhiên.

Vậy mình sẽ đặt từ khóa ở đâu và sử dụng nó như thế nào?

Vị trí đặt từ khóa để tăng cường SEO On-Page

Thẻ Title – Tiêu đề

Đây là vị trí quan trọng cũng như cơ bản nhất để giúp máy tìm kiếm xác định được nội dung hay còn gọi là hiểu được bạn đang nói đến vấn đề gì để xếp hạng đúng với từ khóa của bạn ý. Dù ít hay nhiều thì trên tiêu đề nội dung của bạn phải có ít nhất 1 từ khóa quan trọng và được nằm trong cặp thẻ <h1> là tốt nhất.

Cách sử dụng thì quá đơn giản, hãy đặt từ khóa vào tiêu đề và viết nó với khoảng 65 ký tự. Nó giống như thế này.

Cách SEO On-page hiệu quả để lên top Google

Tips: Tiêu đề bắt đầu bằng từ khóa chính sẽ có thứ hạng cao hơn khi bạn đặt nó ở giữa hay ở cuối tiêu đề.

Thẻ Meta description – Thẻ mô tả nội dung

Thành phần quan trọng thứ 2 để xác định website có được thứ hạng cao hay không đó là cách sử dụng thẻ mô tả (<meta description>) để chèn từ khóa và viết mô tả cho nội dung. Ngoài một từ khóa chính nằm ở title thì bạn cũng nên viết từ khóa đó vào thẻ mô tả ít nhất một lần.

Trong WordPress có chức năng viết thẻ mô tả cho trang chủ blog nhưng lại không thể tự viết thẻ mô tả riêng ở mỗi trang nội dung (post, page) nếu như theme bạn không hỗ trợ hoặc bạn không sử dụng plugin. Vì vậy mình gợi ý bạn 3 plugin SEO miễn phí khá tốt có hỗ trợ viết thẻ tiêu đề (title) và thẻ mô tả (meta description) cho từng trang nội dung.
WordPress SEO by Yoast
SEO Ultimate
All in One SEO Pack

Lưu ý: Thẻ meta description bạn chỉ nên viết khoảng 140 ký tự để không bị cắt bớt khi hiển thị ở kết quả tìm kiếm.

Tiêu đề phụ – Subheading

Các tiêu đề phụ (<h1> – <h6>) trong bài viết không chỉ giúp bài viết bạn trở nên chuyên nghiệp, gọn gàng mà còn rất có lợi cho SEO nữa. Thẻ tiêu đề phụ nhằm để sắp xếp các phần trong bài viết của bạn theo thứ tự ưu tiên từ cao tới thấp. Ví dụ như bạn đang viết tới phần SEO On-Page thì bạn nên chia bài viết ra làm 3 phần phụ được biểu diễn bởi 3 tiêu đề phụ VD:

mình lấy thẻ h2 cho phần chính (SEO-Onpage) và thẻ h3 cho các phần như Mật độ từ khóa, tối ưu thẻ title,..v..v..Và nếu các bạn có thêm nhiều phần nhỏ khác nữa thì có thể sử dụng thêm thẻ h4, h5, h6. Nhưng tại sao lại không sử dụng thẻ h1? Bởi vì thẻ h1 được đặt ở tiêu đề, hiện nay các themes WordPress thường làm theo cấu trúc này.

Còn vấn đề đặt từ khóa ở thẻ tiêu đề phụ thì cũng không có gì quá phức tạp, có thể bạn nên lặp 1 từ khóa chính một phần trong các thẻ tiêu đề phụ để nhằm tăng độ ưu tiên cho từ khóa, vì bản thân Google sau khi lấy dữ liệu từ thẻ title, meta description thì tiếp theo nó sẽ dựa vào các thẻ tiêu đề phụ này để xác định nội dung trong bài viết.

Thẻ alt cho hình ảnh

Không phải ai cũng nhận ra rằng thẻ alt trên hình ảnh lại có tác dụng tích cực như thế nào, nhiệm vụ chính của nó là khi hình ảnh trên nội dung của bạn bị lỗi không thể hiển thị được hay bị xóa đi từ máy chủ thì nội dung trong thẻ alt sẽ hiển thị thay cho biểu tượng thông báo ảnh bị lỗi. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì các trình duyệt đã không còn hiển thị thẻ alt trong ảnh nữa, nhưng ít nhiều gì thì nó vẫn còn có tác dụng xác định xem ảnh này đang nói về cái gì, các công cụ kiểm tra SEO hay các người làm SEO chuyên nghiệp hiện nay vẫn sử dụng thẻ alt như một thói quen bắt buộc khi chèn ảnh vào nội dung. Vì vậy nếu bạn đã chăm chút nội dung của mình thật tối ưu để nhằm đạt thứ hạng cao thì tội vạ gì lại không tiện tay chèn từ khóa mô tả vào thẻ alt chứ.

Đó là một vài kinh nghiệm của mình trong việc đặt từ khóa để hỗ trợ SEO On-page tốt hơn. Nhưng dù có tối ưu hóa thế nào đi chăng nữa thì bạn cần nên tránh 1 vấn đề quan trọng đó là không nên lặp lại từ khóa quá nhiều để văn bản thiếu tự nhiên, và cũng giảm nguy cơ bị thuật toán Chim cánh cụt (Google Penguin) hỏi thăm. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc viết bài.
 
6.  Hướng dẫn cụ thể từ cơ bản tới nâng cao về SEO onpage
 Như đã nói về SEO onpage là gì ?
Sau đây là hướng dẫn cụ thể từ cơ bản tới nâng cao về SEO onpage của BlackHat.SEOer.
SEO onpage là tối ưu website bao gồm các vấn đề sau:
+ Tối ưu title của website.
+ Tối ưu thẻ meta keywords của website.
+ Tối ưu thẻ meta description của website.
+ Tối ưu thẻ meta robots của website.
+ Tối ưu mật độ từ khóa.
+ Tối ưu các thẻ từ H1 tới H6 ( thông thường từ H1 tới H3 ), strong, em...
+ Tối ưu url thân thiện.
+ Tối ưu cấu trúc website.
+ Tối ưu title cho link, alt, title, dung lượng cho hình ảnh.
+ Tối ưu HTML + CSS theo chuẩn quốc tế W3C.
+ Tối ưu CSDL, sự kết nối giữa code và CSDL.
+ Tối ưu tệp file .htaccess .
+ Xây dựng và tối ưu Sitemap cho website.
+ Tối ưu các bài viết : title, link, des, tags, liên kết....
+ Tối ưu tốc độ load của website.
+ Tối ưu tính tương tác của website đối với người dùng.
+ Tối ưu giao diện thân thiện, bắt mắt..........
+ Xây dựng nội dung hữu ích, nhắm tới mục đích tìm kiếm của người dùng.
Điều đầu tiên khi các bạn muốn làm SEO onpage tốt thì các bạn cần phải am hiểu về code, HTML, CSS, phải am hiểu về ngôn ngữ viết lên website bạn làm SEO để có thể tùy biến tốt nhất.

1. Tối ưu title của website: tối ưu title cho website như thế nào? Dựa trên những kinh nghiệm thực tế đã làm SEO, thì mình xin đưa ra luận điểm thế này, title có độ dài không quá 69 ký tự (hiển thị trên google) có tính quan trọng số 1, được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy chúng ta phải tối ưu title thật tốt. Thường đối với 1 link ( 1 page ) chúng ta chỉ nên SEO nhiều nhất là 3 từ khóa chính và tối ưu title theo 3 từ khóa chính đó, các từ khóa chính phải liên quan mật thiết tới nhau và tới nội dung của link ( page ). Từ khóa nào quan trọng thì đặt ở đầu sau đó sắp xếp theo độ quan trọng giảm dần.
vd như Dien Dan SEO của chúng ta:
<title>Dien Dan SEO - Forum SEO - Diễn Đàn Thảo Luận SEO Online</title>
3 từ khóa chính ở đây là Dien Dan SEO, Forum SEO, Diễn Đàn Thảo Luận SEO.

Các điều lưu ý ở đây là:
+ Cụm từ chính xác luôn được ưu tiên hơn các từ rời rạc, vd khi search "dien dan seo" thì title có từ "dien dan seo" sẽ tốt hơn là title "dien dan ve seo".
+ Viết title càng tự nhiên càng tốt, vì nó không gây khó chịu cho người search và không bị bác google ghét .

2. Tối ưu thẻ meta keywords: keywords là các từ khóa, vì vậy các bạn cần phải phân tích để lựa chọn các từ khóa cho website của mình, thẻ meta keywords thường gồm từ 5 - 10 từ khóa, mỗi từ khóa các nhau bởi dấu "," : dien dan seo, forum seo........
Các cụm từ chính xác vẫn tốt hơn các từ rời rạc giống như title.
Thẻ này có dạng:
<meta name="keywords" content="các từ khóa" />
Thẻ này hiện tại không được google chú trọng và các webmater cũng không chú ý tới nó nhiều quá nhưng đối với mình thì nó vẫn rất quan trọng, theo quan điểm của mình nó giúp google định hướng nội dung của website nhanh hơn.

3. Tối ưu thẻ meta description : description là phần mô tả nội dung của website, độ dài khoảng 180 ký tự ( gần 2 dòng khi search trên google ). thẻ này thì các bạn phải viết thật tự nhiên, thật hot để người dùng thấy hay mà click vào, tất nhiên vẫn phải viết để xuất hiện các từ khóa, và từ nào quan trọng nhất các bạn nên đặt trên cùng.
<meta name="description" content="mô tả về website" />
4. Tối ưu thẻ meta robots: Tốt nhất các bạn nên để thẻ này như sau:
<meta name="robots" content="index, follow" />
Để website được index và follow.

5. Tối ưu mật độ từ khóa: thông thường mật độ từ khóa tốt nhất rơi vào khoảng 3 - 7 %, cũng có khi cao hơn tới 9 - 10% tùy đối với những website khác nhau. Làm sao để check mật độ này? Các bạn check ở đây:
http://www.webseoanalytics.com/free/...php#viewreport
nhập website vô và đợi nó loading report, sau đó các bạn bấm vào tab Page Analysis và kéo xuống dưới để xem mật độ các từ khóa nhé. Làm sao để mật độ từ khóa đạt được như vậy thì các bạn phải tùy biến thôi nhưng mà lưu ý là không được nhồi nhét từ khóa nhé, cẩn thận google rình rập thì khổ .

6. Tối ưu các thẻ từ H1 tới H6, strong, em: Thông thường trên 1 page số lượng các thẻ như sau: tối đa 3 thẻ H1, 5 thẻ H2, 30 thẻ H3, nhưng các webmaster hay dùng nhất là 1 thẻ H1, 3 thẻ H2 và 8 thẻ H3, các thẻ H4, H5, H6 tính quan trọng không còn nhiều nữa, tuy nhiên các bạn vẫn có thể tùy biến thêm vào.
Thẻ H1 là thẻ quan trọng nhất nên các bạn hãy cho từ khóa chính vào đó.
Thẻ H2 : cho các từ khóa liên quan, có chứa từ khóa chính.
Thẻ H3 : như thẻ H2.
Các thẻ khác tương tự, cả strong hay em cũng vậy.

7. Tối ưu url thân thiện: tất nhiên link dạng
http://abc.com/link-than-thien.html
sẽ tốt hơn dạng
http://abc.com/li%20kjfs........
Khi các bạn search ở google hãy để ý đến link của các kết quả, từ khóa trong link cũng được google cho in đậm. hoặc ít nhất nó thân thiện với người dùng.

8. Tối ưu cấu trúc website:
+ Google bot craw webite chúng ta từ trên xuống và từ trái qua phải, chính vì vậy các link quan trọng các bạn nên để ở trên cao và tùy biến mà sắp xếp 1 cách hợp lý và khoa học. Tiếp đến là các internal link ( đi kèm từ khóa càng tốt ), tức là các link trong website, trong các page hãy chèn các internal link 1 các hợp lý và khéo léo để điều hướng bot 1 cách tốt nhất, sử dụng rel="nofollow" đối với các link không quan trọng và không cần bot quan tâm.
+ Tối ưu hiện tượng trùng lặp.

9. Tối ưu hình ảnh: các image phải có thẻ alt và title ( tiêu đề, nội dung của ảnh ).khi tối ưu tốt vấn đề này các bạn có thể tăng mật độ từ khóa cho website, tăng thứ hạng trên google khi search images. Dung lượng ảnh càng nhỏ càng tốt để không ảnh hưởng tới tốc độ load, ảnh đặt tên theo bài viết....

10. Tối ưu HTML + CSS theo chuẩn quốc tế W3C: như trên cùng bài viết mình đã nói các bạn cần am hiểu về HTML, CSS, ngôn ngữ viết website. Công cụ check lỗi này là:
http://validator.w3.org/
các bạn có thể vô check và fix các lỗi cho website.

11. Tối ưu CSDL, sự kết nối giữa code và CSDL: vấn đề này thuộc về coder khá nhiều, làm sao để database nhẹ, tốc độ load các bài viết nhanh, website ổn định........

12. Tối ưu tệp .htaccess: Vấn đề này sẽ được nói tới ở Box : Htaccess - URL Rewrite

13. Xây dựng và tối ưu Sitemap cho website: Các bạn có thể dùng website sau đây để tạo sitemap cho website của mình :
http://web-site-map.com/
Khi tạo xong site map các bạn mở ra kiểm tra link nào không quan trọng bỏ đi cũng được sau đó up lên host và submit vô anh Google nhé!

14. Tối ưu các bài viết cũng giống như tối ưu website, các bạn xem lại các mục trên để tối ưu cho bài viết tốt nhé và nhớ là hãy cố gắng tự viết bài hoặc nếu copy thì sửa nhiều nhiều đi nhá

15. Tối ưu tính tương tác của website đối với người dùng: làm sao để người dùng sử dụng các menu, các chức năng trên website của mình tốt nhất, hãy đơn giản hóa các công đoạn, đơn giản hóa các menu......... các chức năng quá phức tạp khiến người dùng khó chịu....

16. Tối ưu giao diện thân thiện, bắt mắt: Cái này chắc các bạn cũng khá rõ mình ko phải nói nữa .

17. Vấn đề cuối là " Content is King " - Nội dung luôn là vua từ trước tới nay, vì vậy hãy xây dựng nội dung thật tốt, nội dung phải thực phải hữu ích đối với người search để tăng time on site, giảm bond rates,...... và có thể giúp các bạn đạt PR ( pagerank ) cao .



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét