Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Hướng dẫn tạo widget WordPress cố định trong 1 phút

widget-co-dinhKể từ khi mình ra mắt thêm 1 widget cố định chạy dọc theo bài viết bên tay phải để treo các banner dẫn tới các bài viết cần thiết cho newbie, thì có khá nhiều bạn hỏi làm sao để làm được widget chạy cố định như vậy dễ dàng mà không cần phải làm việc với quá nhiều code, vì khi tìm trên Google mọi người có thể thấy toàn gặp những bài tutorials làm widget cố định như vậy với Javascript hay CSS khá phức tạp. Hãy tạm quên đi các code phức tạp đó vì không phải cứ dùng plugin là chậm blog, mà đôi khi dùng plugin có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng quản lý các script được thêm vào giao diện vì khi xóa plugin là nó sẽ tự xóa hết.
Vì vậy trong bài này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một plugin giúp bạn tạo một widget cố định như blog của mình chỉ trong vòng 1 phút (có khi ít hơn), plugin mà chúng ta cần sử dụng đây có tên là Q2W3 Fixed Widget

Cài plugin Q2W3 Fixed Widget để làm widget cố định

Đầu tiên là các bạn cài plugin Q2W3 Fixed Widget vào.
Sau khi cài xong bạn đừng có tìm trong khu vực Settings làm chi cho nó mệt, vì plugin này không có bất cứ tùy chọn gì cả. Để tạo widget cố định thì các bạn vào Appearance -> Widget. Sau đó mở widget cần làm cố định ra, và đánh dấu vào Fixed Widget.
Tạo widget cố định trong WordPress

Theo 

4 plugin WordPress miễn phí hỗ trợ clone website nhanh chóng

Đầu bài mình xin lỗi mọi người vì mấy hôm nay công việc hơi ngập đầu nên không có thơi gian ra bài đều đặn mỗi ngày như bình thường, và cũng chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu để ra một bài viết thật hoàn chỉnh và quan trọng như mọi khi nên mình chọn cách tổng hợp các plugin như thế này để tiết kiệm thời gian hơn. Nhân đây mình cũng thông báo với mọi người là dự án Serie video hướng dẫn WordPress của mình đã đi được 35% đoạn đường và cứ nếu đều đặn như hiện nay thì khoảng 2 tuần nữa là mọi người có thể có “trên tay” bộ video đầu tay của mình.
Quay trở lại nội dung chính, như mọi người cũng biết thì nhu cầu nhân bản hàng loạt nhiều website WordPress khác nhau rất cần thiết cho những đối tượng có nhu cầu tạo website liên tục như làm site vệ tinh để hỗ trợ SEO hoặc làm Tiếp thị liên kết. Đối với cách phổ thông, khi bạn tiến hành clone website WordPress thì bạn phải backup database lại, tải source gốc về và tiến hành upload lại lên site mới và khôi phục lại database đã backup kèm theo một vài chỉnh sửa cần thiết. Nhìn chung công việc này nếu các bạn làm “đều tay” thì sẽ mất khoảng 20 phút cho một website, tuy khá nhanh nhưng lại là mất thời gian không cần thiết cho những ai có nhu cầu tạo hàng chục, hàng trăm website trong thời gian ngắn.
Về nhu cầu clone website WordPress thì nếu bạn muốn chất lượng thì có thể dùng gói trả phí của ManageWP, nhưng nếu bạn cần miễn phí thì sao? Hoàn toàn không phải là vấn đề quá to tát, các bạn vẫn có thể tiến hành clone 1 website WordPress trong vòng 5 phút mà không tốn đồng xu nào với 5 plugin miễn phí hỗ trợ clone WordPress dưới đây.

1. Duplicator – Clone một site WordPress trong 3 bước

Clone website WordPress miễn phí

Gợi ý - Siteground giảm giá 60%

Siteground là nhà cung cấp hosting mới nổi với những người dùng tại Việt Nam và được mình đánh giá khá tốt, có hỗ trợ máy chủ tại Singapore để có tốc độ tốt nhất khi truy cập ở Việt Nam. Nay họ đang có khuyến mãi nhân dịp năm mới đó là giảm giá 60% giá tất cả các gói hosting. Tức là chỉ còn $3,95/tháng.
Để tôi thử!
  Đây là một plugin miễn phí hỗ trợ clone site WordPress khá đầy đủ, dễ sử dụng nhưng vô cùng mạnh mẽ. Khác xa với cái mác miễn phí của nó, tuy nó chỉ cung cấp một vài tính năng nhưng bù lại các tính năng đó vô cùng đầy đủ cho những nhu cầu clone website WordPress. Những gì bạn cần làm với plugin này chỉ là tạo package cần clone, download về và cài trên site mới thông qua script cài riêng của nó. Bạn có thể xem video hướng dẫn tại đây.
Nên xem: Hướng dẫn sử dụng plugin Duplicator của Danny Nguyen

2. NS Cloner

Clone website WordPress miễn phí
  Tuy không gọn gàng và mạnh mẽ như Duplicator nhưng nó cũng là một sự lựa chọn tốt để làm nhiệm vụ “nhân bản” website WordPress của  bạn. Plugin này cũng hỗ trợ một số tính năng nâng cao nhưng bù lại bạn cần phải trả phí để sử dụng các tính năng đó, bù lại tốc độ cập nhật của plugin này rất chóng mặt và cam kết không chậm trễ khi WordPress ra phiên bản mới.

3. XCloner

Clone website WordPress miễn phí
Trái ngược với sự “thon gọn” của 2 plugin trên, XCloner lại có “hạ tầng” khá cồng kềnh khi nó mang rất nhiều tính năng và tùy chọn khi sử dụng. Bạn có thể hiểu đây là plugin giúp bạn sao lưu dữ liệu trên website, sau đó bạn có thể mang dữ liệu đó sang một website WordPress khác có cài plugin này và khôi phục ở trên đó. Cái hay của plugin này là có rất nhiều tính năng hỗ trợ sao lưu rất hay như đặt giờ, chọn thư mục cần sao lưu, bảo mật,….Ngoài ra nó còn có một phiên bản hỗ trợ chạy trên Joomla cũng rất tốt. Hiện tại plugin này được cho phép sử dụng miễn phí hoàn toàn và hỗ trợ rất chuyên nghiệp trên forum của họ. Tuy nhiên nếu bạn cần sự hỗ trợ đặc biệt hơn, họ có gói thành viên trả phí. Tải tài liệu hướng dẫn XCloner.

4. Default Blog

default-blog-plugin
Nếu bạn không muốn clone cả một website WordPress đầy đủ các chức năng mà chỉ muốn trích xuất một phần nhất định trong website gốc (post, page, category, cấu hình, plugin, theme…..) thì có thể sử dụng plugin Default Blog này. Rất nhanh và dễ sử dụng.

Bạn có thường xuyên clone website WordPress không?

Đó là danh sách 4 plugin mình cảm nhận và đánh giá là tốt nhất để làm công việc nhân bản website WordPress nhanh chóng và tiện lợi nhất. Nhưng mình có lời khuyên là nếu bạn có nhu cầu clone website thường xuyên kèm thêm viết bài và đăng cùng lúc lên nhiều site WordPress khác nhau thì nên dùng ManageWP, nó hỗ trợ rất đầy đủ các tính năng quản trị nhiều website WordPress cùng một lúc như cài đặt theme và plugin trên nhiều site, đăng bài và quan trọng là tính năng clone website rất hay và an toàn.
Vậy còn bạn, bạn có thường xuyên clone website WordPress và bạn hay dùng plugin hoặc công cụ nào để làm việc này?

Bài viết này trích nguồn Thạch Phạm Blog

Cách thêm bảng vào bài viết chuyên nghiệp

Plugin WordPress chèn bảng vào bài viết


Trong tuần này mình cũng bận do phải gấp rút làm xong bộ video Hướng dẫn WordPress của mình nên hầu như không có thời gian để viết các bài nâng cao, vì vậy thay vì mình viết các bài viết với mức độ khó thì mình sẽ dành chút thời gian ra viết bài theo những câu hỏi mà mình nhận được qua email, mà một vấn đề mình nhận được câu hỏi nhiều nhất trong tuần này đó là làm sao để thêm một bảng (table) vào trong bài viết như Excel hay các website chuyên nghiệp khác.

Nếu các bạn có kiến thức về HTML thì việc này không quá khó vì bạn có thể chèn các bảng vào post/page dễ dàng với một vài đoạn mã HTML, nhưng đối với những ai chưa có kinh nghiệm về việc này thì đôi khi cũng không dễ dàng xíu nào. Vì thế bây giờ mình sẽ giới thiệu đến các bạn một plugin rất phổ biến và chuyên nghiệp để chèn các bảng vào post/page có tên là TablePress, một plugin hoàn toàn miễn phí.

Bài viết: Cách thêm bảng vào bài viết chuyên nghiệp theo Thach Pham Blog

Mẹo xây dựng backlink hiệu quả

Bất kỳ ai làm Seo cũng hiểu tầm quan trọng của backlink lớn thế nào, tuy nhiên xây dựng backlink với nhiều người khá là mơ hồ. Hiện nay tổng hợp lại có 23 phương pháp xây dựng backlink chính chia làm 2 dạng: Khó thực hiện và dễ thực hiện. Bản thân 23 phương pháp xây dựng backlink này chỉ gọi là lấy được backlink, còn tính hợp lệ, chất lượng của từng phương pháp thế nào thì còn phải xem xét rất nhiều. Có phương pháp còn dùng tốt, có phương pháp giờ dùng là Penguin hỏi thăm ngay. Và có những phương pháp càng dùng càng tốt.
  • Social Bookmarking
  • Social Network
  • Trao đổi liên kết
  • Blog Comment
  • Mua link
  • Web 2.0 Profile
  • Forum Profile
  • Cross Link
  • Directory Submit
  • Link Bait
  • Blah blah blah…

Social Bookmarking

Đây là một phương pháp an toàn dù bạn có tạo với tốc độ nhanh đi nữa, Penguin rất thích các yếu tố social. Xây dựng backlink với phương pháp này khá an toàn và giảm khả năng bị phạt do Pengugin. Có 2 phần mềm để phục vụ cho việc làm Bookmarking chuyên nghiệp đó là: Bookmarking Demon: 149$ hoặc Ultimate Demon: 397$

Social Network

Thêm 1 phương pháp không thể thiếu nếu muốn làm backlink an toàn. Thêm một yếu tố về Social để Penguin hiểu trang của bạn thân thiện. Đây là phương pháp hiệu quả khi kết hợp với các yếu tố Social Signs. Và sẽ còn hiệu quả hơn nữa khi bạn có lượng traffic đến từ các Social bạn đã đặt backlink.

Blog Comment

Đây là phương pháp thường thấy khi xây dựng backlink, chất lượng phù thuộc nhiều vào trang đích bạn comment: pr bao nhiêu, bao nhiêu outbound link, cùng ngành nghề hay không…..Comment vô tội vạ ở bất kỳ blog nào bạn thấy là 1 cách làm thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, đồng thời cũng khá là phí thời gian (Trừ khi bạn muốn comment thật chứ không hề có ý định đặt backlink)
Những tiêu chí phổ biến mà mọi người thường nói khi bạn muốn tìm Blog để đặt backlink qua comment:
  • PageRank cao
  • TrustRank cao
  • Domain .edu, .gov
  • Dofollow
  • Auto Approve
Thế là người người nhà nhà spam comment, auto đủ kiểu lên 1 list blog đã cũ mèm với mỗi page lượng outbound link là rất cao. Bạn có thể  mua list blog từ các Seller nước ngoài. Họ có list blog rất chất lượng. Mình khuyên bạn nên mua các list blog này ở SEOClerks. Đây là nơi mình đánh giá rất cao về các dịch vụ SEO, hơn hẳn Fiverr. Giá của những dịch vụ ở đây cũng có phần cao hơn, tuy nhiên cũng rất đáng với số tiền bỏ ra. Nên mua ở những Service mà nó ghi rõ PR cao ở Actual Page, chứ đừng chọn những dịch vụ mà chỉ có Root Domain PR cao:
Bạn có thể tham khảo các blog comment pr 3- Pr 7 tại đây:
http://www.seoclerks.com/linkin/16168 Cross link
Đây là phương pháp mình đặc biệt yêu thích. Có thể xây dựng được nguồn baklink rất chất lượng và cùng chủ đề, chủ động và tùy biến chiến lược Seo linh hoạt. Tuy nhiên để làm tốt phương pháp này, chi phí bỏ ra khá lớn đầu tư cho hosting, domain, nhân sự..v.v.v.v
Phương pháp này nên kết hợp với các phương pháp khác để có thể giảm chi phí như tạo ra hàng loạt free blogs cùng chủ đề, rồi kết hợp Social Bookmarking, Social Network … dể tạo ra 1 hệ thống link chất lượng
Các bạn có thể đọc thêm bài viết chi tiết hơn tại casestudyvn.com của Lâm Nguyễn đã viết – là học viên trong khóa đào tạo Seo K20 của Litado.
Tóm lại, các bạn hãy chú trọng vào các tiêu chí Social và phát triển link tự nhiên, nếu không tự nhiên được thì làm giả tự nhiên bằng cách mua các tiêu chí đó. Trong link trên Seoclerk bạn có thể tìm thấy các điều bạn muốn.
Các bạn muốn tìm hiểu kinh nghiệm mua trên Seoclerks ? Hãy để lại comment, mình sẽ giải đáp!

Tối ưu chỉ số Domain Authority (DA)

Domain Authority - thước đo đánh giá sức mạnh domain của SEOMoz phát triển. Đây là một đơn vị xếp hạng biểu diễn từ 0 đến 100 trên tất cả các domain dựa vào khoảng hơn 150 yếu tố được phân tích từ thứ hạng website trên Google Chỉ số Domain Authority của bạn càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm SEO đúng hướng. Chúng ta sẽ không thể tối ưu hóa cùng lúc 150 yếu tố đó được mà chỉ cần tập trung vào 3 yếu tố đánh giá chất lượng domain cơ bản là đủ, sở dĩ nó được như vậy là vì 3 yếu tố chính này đều ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều yếu tố đánh giá domain khác.
Đó là 3 yếu tố………..

Domain Age – Tuổi đời domain

Tuổi đời domain nghĩa là thời gian tính từ ngày khởi tạo đến thời điểm hiện tại. Tuổi đời domain càng cao thì các máy tìm kiếm càng tin tưởng và đánh giá cao. Sandbox là một thuật toán để hạn chế các domain với tuổi đời còn rất mới. Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia và các luồng thảo luận trên các diễn đàn Seo thế giới, nếu domain của bạn trên 5 year, domain của bạn gần như không bị ảnh hưởng bởi sandbox.

Domain Popularity – Tính phổ biến của domain

Domain bạn càng có nhiều backlink thì độ phổ biến của domain càng tốt. Nhưng domain popularity không có nghĩa là bạn phải spam thật nhiều backlink càng tốt. Với những thay đổi gần đây của Google, mình nghĩ rằng domain popularity chỉ thật sự được tác động đến khi có nhiều backlink tự nhiên.

Domain Size (tạm dịch là Độ lớn của domain)

Nói cho dễ hiểu, thì nếu domain của bạn càng có nhiều trang được Google hay các máy tìm kiếm khác index nhiều thì Domain Authority của càng có khả năng cải thiện, điều đó đồng nghĩa với “size” của domain bạn càng tốt hơn. Thêm một yếu tố nữa, đó là nếu bạn càng có nhiều link trỏ đến website của bạn (inbound link) thì nó sẽ tốt hơn để cải thiện domain size. Mà muốn có nhiều inbound link, nhiều trang được index thì không có gì khác ngoài việc tạo nội dung thật chất lượng và đa dạng.

Vậy làm thế nào để cải thiện Domain Authority?

Xem ra công việc xây dựng backlink cũng khá buồn tẻ khi chúng ta phải làm đi làm lại nó nhiều lần, mà để cải thiện Domain Authority thì yếu tố quan trọng nhất là bạn phải có backlink, càng chất lượng càng tốt. Và đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo để tăng Domain Authority an toàn nhất. Xây dựng blog vệ tinh. Như vậy, việc cho phép bạn chèn backlink dofollow trên mỗi bài viết là cơ hội rất tốt để bạn câu backlink chất lượng về website riêng rồi đó.

Xây dựng liên kết nội bộ

Mình hiểu, tới đây sẽ có người thắc mắc vì sao Domain Authority chủ yếu được tác động từ yếu tố bên ngoài nhưng tại sao lại đề cập chuyện xây dựng liên kết nội bộ ở đây? Thực ra thì nó có hơi bất liên quan một tí nhưng suy ra cho cùng thì cũng có một yếu tố liên quan, đó là Page Authority cũng tác động tới Domain Authority. Page Authority được tác động tích cực lên 3 yếu tố chính:
  • Liên kết nội bộ.
  • Số lượng backlink trỏ về.
  • Tỷ lệ keyword density.
Trên thực tế, yếu tố liên kết nội bộ tác động rất nhiều đến Page Authority chứ không cần phải nhiều backlink. Mình khoan nói sâu vào Page Authority ở đây, và bây giờ bạn có thể tưởng tượng như sau:

Làm sao để kiểm tra Domain Authority

Rất đơn giản, chỉ cần truy cập vào http://www.opensiteexplorer.org và nhập domain của bạn vào sau đó nhấn Search. Rồi bạn sẽ thấy bảng kết quả như thế này:
tối ưu chỉ số domain authority
Như bạn thấy, chỉ số Domain Authority của trung tâm đào tạo Seo Litado được 51/100 . Chỉ số này không quá cao,cũng không quá thấp. Còn bạn, chỉ số Domain Authority của bạn là bao nhiêu?

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

6 lưu ý khi làm Seo trên Google

Những ngày đầu năm 2013 như đang trải qua đợt update thuật toán của Google, điều đó có làm bạn nản lòng, 6 bước dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy nó nhẹ nhàng hơn rất nhiều:

2 thuật toán cao cấp của Google khiến rất nhiều Seoer đau đầu
Bước 1: đừng cố qua mặt Google
Lật tẩy: nếu website của bạn bị những bản cập nhật gần đây của Google tóm/nắm thóp (Penguin hay Panda), nghĩa là bạn đã dùng thủ thuật spam để nâng hạng website.
Mấy công cụ được cho là thông minh cung cấp “tuyệt chiêu nâng hạng website hoàn toàn tự động” thật ra chẳng thông minh đến vậy đâu. Bạn chỉ nhẹ nhàng click vào một cái nút rồi bùm một cái web sẽ hiện lên ngay trang đầu ? Không thể nào
Lỗ hổng trong thuật toán của Google chỉ tận dụng được một thời gian ngắn. Những trang nào tận dụng được sẽ có thứ hạng cao được một thời gian, nhưng rồi sẽ phải trả giá đắt ngay khi Google phát hiện ra.
Sự thật: các công cụ SEO dạng spam luôn hứa hẹn giải pháp nhanh chóng và tiện dụng bằng cách khai thác điểm yếu trong thuật toán của Google, nhưng luôn khiến bạn phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức trong thời gian dài. Nhiều doanh nghiệp đã kinh qua những chuyện thế này.
Bước 2: chấp nhận Internet cũng có qui tắc kinh doanh.
Nhiều người nghĩ rằng mọi thứ trên Internet phải được miễn phí và chẳng cần nhọc công. Chẳng có gì như vậy cả, bạn vẫn phải bỏ tiền ra, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nếu muốn thu hút khách hàng.
Thực tế: có hàng triệu doanh nghiệp trên Internet ngoài kia và tất cả họ đều cạnh tranh vì các thứ hạng cao trên Google. Cho nên sẽ chẳng có tuyệt chiêu nào nhanh gọn mang trang web của bạn lên top, nếu bạn không sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức cho điều đó.
Bước 3: đảm bảo cơ sở hạ tầng web vững mạnh
Thiết kế yếu kém sẽ khiến web của bạn thất bại. Do đó, bạn cần một website duyệt nhanh có máy chủ mạnh, nếu muốn có được thứ hạng cao. Bạn cũng phải chắc rằng các trang trên web không bị lỗi để Google dễ dàng lập chỉ mục trang (IBP có thể giúp bạn điều đó).
Thực tế: nếu bạn nghiêm túc với website của mình, đừng dùng những web host rẻ tiền. Những trang chậm chạp có thể ảnh hưởng đến thứ hạng web của bạn.
Bước 4: nhận thấy trách nhiệm của mình
Nếu website của bạn bị Google phạt vì các backlink rác, đừng kêu ca rằng các đối thủ cũng có backlink xấu sao không bị phạt. Hẳn họ có những backlink chất lượng cao “nặng ký” hơn backlink xấu rất nhiều.
Thực tế: SEO là thành công của riêng bạn, không phải các đối thủ cạnh tranh của bạn. Do vậy, hãy tập trung vào những điều mà bạn có thể kiểm soát được: trang web của bạn, chiến lược SEO của bạn, dịch vụ khách hàng và marketing của bạn.
Bước 5: chủ động trong mọi tình huống
Hãy ngừng ngay việc tìm kiếm các bậc thầy công nghệ hay các mánh khóe mờ ám hứa hẹn giải quyết vấn đề của mình đi. Hãy chủ động tạo nên thành công của riêng mình:
  • Tìm một mục tiêu [quảng bá] thật độc đáo, xác định đối tượng độc giả và lên kế hoạch.
  • Tạo ra một trang web uy tín có nội dung tuyệt hay. Nếu độc giả thích trang web của bạn, họ sẽ chia sẻ nó với bạn bè.
  • Quảng bá trang web của mình: [bằng] SEO, quảng cáo trả tiền, thậm chí là quảng cáo truyền thống
Thực tế: chẳng ai quan tâm đến sự thành công của bạn như chính bạn. Đừng tin mấy bậc thầy. Chấp nhận sự giúp đỡ, nhưng đừng ngừng tư duy chủ động.
Bước 6: lập mục tiêu thích hợp và hành động ngay
SEO không phải về việc bạn có được backlink hay đạt được thứ hạng cao trên Google. Đó là việc bạn có được doanh thu, cải thiện công việc/doanh nghiệp/việc kinh doanh của bạn.
Hãy tập trung vào những điều sẽ tác động đến doanh nghiệp/việc kinh doanh của mình. Ngay bây giờ, hãy ngừng ngay mưu mẹo, và bắt đầu làm việc để đạt được thành công của chính mình!
Thực tế: sự chần chừ là ngôi mộ chôn vùi đi cơ hội.
Bạn sẽ tiết kiệm được biết bao thời gian và tiền bạc nếu tránh xa những lời đề nghị tuyệt hảo mà giá hời. Bởi bạn sẽ phải trả cái giá đắt hơn nếu lựa chọn những giải pháp “nhanh chóng, dễ dàng” và “hoàn toàn tự động” ấy, thứ sẽ dẫn bạn tới những hậu quả khôn lường và bỏ lỡ mất doanh thu.
Tạp chí SEO / free-seo-news

6 công cụ Seo cần phải có của Seoer

Bài viết này cung cấp cho bạn 06 công cụ Seo miễn phí và có trả phí cần phải có để thuận tiện hơn trong quá trình triển khai các dịch vụ Seo. Điểm danh sẽ có các công cụ sau đây:
  1. Google Webmaster Tool
  2. Google Analytics
  3. Ahrefs
  4. Seo Quake
  5. Web Developer
  6. Seomoz Toolbar

Công cụ Seo số 1: Google Webmaster Tools

Trong Webmaster Tool chúng ta lại có 3 công cụ con cần thiết phải sử dụng là:
  • Google Disavow Link
  • Google Remove URLs
  • Google Setting

1. Google Disavow Link

Google Disavow Link là một công cụ cho phép bạn từ chối backlink từ những trang mà bạn không mong muốn. Tính năng này hữu dụng khi bạn bị một ai đó chơi xấu, hoặc quá khứ đã xây dựng rất nhiều backlink không hợp lệ và bị phạt bởi Google Penguin. TRước đây mình đã có viết rất cụ thể cách sử dụng Google Disavow link rồi. Các bạn tham khảo bài viết này nhé: Tìm hiểu Google Link Disavow Tool.

2. Google Remove URLs

Cong cu Seo Remove Url trong Webmaster Tools
Website của bạn có link 404 Not Found không? Link đó đã được Index chưa? Và mình chắc là bạn cũng biết, rằng thứ hạng của Website sẽ bị Google đánh giá thấp nếu có quá nhiều link 404 Not Found. Và nhiệm vụ của Google Remove URLs là xóa những link 404 Not Found đó ra khỏi Database của Google. Bạn chỉ việc click vào “Create a new removal request”, nhập link bị dính 404 Not Found vào và chờ Google xử lý. Đơn giản dễ chơi dễ trúng thưởng

3. Google Setting

Công cụ Seo Google Setting trong Google Webmaster Tools
Chức năng cần thiết nhất trong khu vực này chính là phần Geographic Target. Ở đây bạn có thể chọn thị trường đích cho trang web của bạn.  Nếu chọn thị trường đích đúng thì trang web của bạn sẽ được đánh giá cao hơn trong Google của thị trường đó.
Crawl Rate cũng là 1 phần quan trọng nếu bạn bị dính Google Panda Khi bạn bị dính Google Panda, 1 trong những điều bạn phải làm để gỡ bỏ hình phạt này chính là tick vào ô “Limit Google’s maximum crawl rate”, sau đó kéo ô Crawl Rate lên càng cao càng tốt. Tuy nhiên, khi tăng tỷ lệ Crawl Rate lên cũng đồng nghĩa với việc bạn phải tăng lượng post bài hàng ngày lên, khi đó việc tăng Crawl Rate mới có tác dụng, khi đó Spider sẽ tới thăm trang web của bạn nhiều hơn mỗi ngày. Nếu bạn tăng Crawl Rate mà không tăng lượng bài post mỗi ngày thì mình khuyên là bạn nên tick vào ô “Let Google optimize for my site” cho nhanh.
Còn nhiều công cụ khác mà trong khuôn khổ bài này mình chưa tiện kể ra, trong một bài khác hướng dẫn toàn tập Google Webmaster Tool mình sẽ đưa ra.

Công cụ Seo số 2: Google Analytics

aCông cụ Seo số 2: Google Analytics
Google Analytic thực sự là một công cụ không thể thiếu vì nó quá quan trọng. Không thể hình dung nổi Seoer nào mà lại không dùng công cụ này. Không kể những Seoer có cetificate về Google Analytics, họ nắm rất sâu các bước phân tích, bóc tách dữ liệu và tạo ra các Segment nâng cao thì với những Seoer thông thường, việc nhìn vào các số liệu trong Analytics cho phép họ biết được website này Seo đúng hay sai, chiến lược sắp tới phải phát triển ra sao, hay phải cải thiện lại website như thế nào để tăng hiệu quả hoạt động của website lên. Trong Google Analytics có rất nhiều tính năng hay mà nếu bỏ qua công cụ Seo này thì thật là lãng phí.

Công cụ Seo số 3: Ahrefs

công cụ seo phân tích backlink rất hiệu quả Đây thực sự là một công cụ phân tích backlink hiệu quả. Với ahrefs.com bạn có thể phân tích gần như toàn bộ chiến lược xây dựng backlink của đối thủ. Từ đó lên kế hoạch vượt mặt dựa trên chính chiến lược của đối thủ. Đây là một công cụ phải trả phí. Giá không quá đắt : 97$/tháng. Tuy nhiên một người không dùng hết công suất của tài khoản này được khi 1 ngày ahrefs cho phép bạn check tới 2000 lần. Với mức độ như vậy, bạn có thể mua theo nhóm và sử dụng chung tài khoản. Điều này thì trong club của trung tâm đào tạo seo LITADO đang áp dụng.

Một tính năng mà mình thấy nổi bật nhất trong Ahrefs so với các công cụ khác đó là cho phép phân tích lượng link mới hàng ngày.
phân tích backlink với ahrefCòn nhiều tính năng khác trong ahrefs rất hay đang chờ bạn tự khám phá !

3 công cụ Seo còn lại là: Seo quake, webdeveloper, và Seomoz Toolbar mời các bạn đọc tại: casestudyvn.

Ngoài ra các bạn cũng cần phải để ý đến một xu hướng mới là Seo mobile: Các bạn có thể kiểm tra tính tương tính của website với các mobile tại đây.

PR hay Pagerank: Công thức tính Page Rank

Công thức tính Page Rank trong Seo

Page Rank được phát triển ở đại học Stanford bởi Lary Page và sau đó được phát triển bởi Sergey Brin như là một phần của dự án phát triển công cụ tìm kiếm mới ngày nay gọi là google.Trong bài viết seo toàn tập mình cũng có nói qua định nghĩ về PR nhưng trong bài này mình nói chi tiết hơn:

Page Rank (viết tắt là PR) là một định nghĩa về thuật toán của google có mục đích là xếp hạng trang website của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm. Đã nói đến thuật toán thì chúng ta thường nghĩ tới công thức toán học. Mình xin đưa ra công thức tính PR của google :

Đây là công thức Google để áp dụng để tính pagerank cho 1 URL (công thức tính Page rank)

PR(A) = (1-d) + d (PR(T1)/C(T1) + … + PR(Tn)/C(Tn))

    PR(A) là PR của trang “page A”.
    d là hằng số. Thông thường hằng số có giá trị là 0.85 (hằng số này có thể thay đổi).
    PR(Tn) là PR của trang Tn cung cấp cho “trang A” một back link.
    C(Tn) : số link ra bên ngoài (outgoing links) từ trang Tn .

Vidụ cách tính Google PageRank


PageRank của trang A cơ bạn là tổng của các số. Hằng số d=0.85 và 2 trang,“T1”(PR 7, 2 links) và “T2”(PR4, 5 links).
PR(A)=(1-d) + d(PR(T1)/C(T1)+PR(T2)/C(T2))

==> Kết quả Pagrank của trang A sẽ bằng:
PR(A)= 0.15 + 0.85(7/2 + 4/5) = 3.80.

Trước đây PR là một yếu tố rất quan trọng trong SEO . Nhưng hiện tại google đã thay đổi thuật toán và PR không còn quá quan trọng nữa. Một website có PR thấp hơn hoàn toàn có thể xếp hạng  cao hơn so với website có PR cao với một keyword nhất định. Do vậy PR không phải là tất cả trong SEO. Nhưng nó vẫn là một trong yếu tố mà bạn cần tính tới khi SEO một từ khóa.

Expert-Seovui

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Domain, Tên miền trong SEO

Kiến thức tốt nhất về tên miền để áp dụng trong SEO. Tên miền là địa chỉ Internet mà con người có thể đọc được khi xem các trang web

Tên miền

Tên miền là địa chỉ của những website mà con người có thể đọc đc trên mạng internet. Tên miền gốc, được nhận biết bởi những tên miền của mình, có những phần mở rộng như .com, .org, .net... (ví dụ: http://www.example.com). Tên miền phụ là một thành phần cấp thấp hơn tiên miền gốc và đặt trước tên miền. (ví dụ: http://subdomain.domain.com).

Mẹo đứng top

  • Phân cách giữa các từ
    Tránh dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang làm giảm uy tín và có thể xem như spam
  • Tên miền cấp cao nhất (TLD - Top Level Domain)
    Tên miền cấp cao (như .com) là phần mở rộng đc liên kết với các tên miền. Để có đc kết quả xếp hạng tốt nhất, tránh các tên miền cấp cao(TLDs) không thông dụng. Ví như dấu gạch ngang, các tên miền .info, .cc, .ws, và .name được coi như spam.
  • Độ dài
    Các tên miền tránh dài hơn 15 kí tự. Tên miền ngắn sẽ dễ nhớ, dễ chia sẻ hơn và ít mắc lỗi chính tả.


Tên miền là gì?

Tên miền gốc (Root Domains)

Một tên miền gốc là cấp cao nhất của hệ thống phân cấp tên miền. Tên miền gốc được mua từ các đại lý. Sau đây là 1 số ví dụ về tên miền gốc:
  • *.example.com
  • *.vietmoz.com
  • *.blogspot.com

Tên miền phụ (Subdomains)

Tên miền phụ là một tên miền “cấp thứ 3” và nó là một phần của tên miền cấp cao hơn, tên miền cấp cao nhất. Ví dụ: “blog.vietmoz.com” và “english.vietmoz.com” đều là tên miền phụ của tên miền gốc “.vietmoz.com”. Tên miền phụ đc miễn phí khởi tạo dưới bất kì tên miền gốc nào mà nhà quản trị mạng quản lý.

Có 2 sự lựa chọn tên miền phụ phổ biến nhất là:
  • http://www.example.com (www là tên miền phụ)
  • http://example.com (ko có tên miền phụ)
Đây là những tên miền phụ thường dẫn đến lỗi tiêu chuẩn (Canonical)

Áp dụng tốt nhất trong SEO

Để đạt được lưu lượng tối đa từ bộ máy tìm kiếm, thì việc duy trì các yếu tố sau đây rất quan trọng:

1. Tên miền dễ nhớ.
Có 1 số cân nhắc khi lựa chọn tên miền. Trong đó có việc làm cho tên miền ngắn lại, dễ nhớ, và dễ viết. Một việc cũng rất quan trọng là tên miền dễ nhập vào trình duyệt. Điều này đặc biệt đúng đối với các quảng cáo miệng buộc người dùng phải gõ tên miền vào trình duyệt của họ, và như vậy nếu bạn sở hữu một tên miền dễ nhớ và dễ viết thì sẽ giúp người dùng dễ dàng truy cập vào website của bạn hơn.

2. Tên miền chứa từ khóa.
Tốt nhất, bạn nên có sự cân bằng giữa việc tìm thương hiệu, hấp dẫn, độc đáo, tên miền thân thiện với một tên miền có chứa từ khóa mà bạn đang cố gắng để làm SEO. Lợi ích của việc sở hữu một tên miền có chứa từ khóa sẽ gấp đôi so với tên miền thông thường. Thứ nhất, tên miền bản thân nó là một yếu tố xếp hạng quan trọng mà các công cụ xem xét khi tính toán để xếp hạng. Thứ hai, tên miền chứa từ khóa là một lợi thế bởi vì tên miền là văn bản mà người sử dụng Internet khác sẽ sử dụng như là anchor text (neo văn bản) khi liên kết. Kể từ khi các từ khóa trong văn bản neo là một yếu tố xếp hạng quan trọng, từ khóa chứa tên miền sẽ có tác động tích cực đáng kể trên bảng xếp hạng.


3. Dấu gạch ngang:
Với mục đích hướng đến người dùng, một tên miền dài hơn 3 từ nên được cách nhau bằng dấu gạch ngang. Điều này có nghĩa rằng, việc sử dụng dấu gạch ngang như vậy đồng nghĩa với việc spam. Chính vì thế bạn nên tránh việc chọn tên miền có nhiều hơn 3 từ.

4. Tên miền cấp cao nhất không phải là .com:
Khi bạn đăng ký 1 tên miền, các nhà cung cấp sẽ cho bạn nhiều sự lựa chọn với nhiều loại tên miền khác nhau. Tuy nhiên để có được lưu lượng lớn nhất thì lời khuyên là bạn nên mua tên miền với đuôi .com. Ngoài ra, người làm SEO không nên mua những tên miền có lưu lượng thấp như tên miền có đuôi .biz, .info, .ws, .name, ...

5. Tên miền phụ hoặc Thư mục phụ:
Kể từ khi bộ máy tìm kiếm giữ lại những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau cho tên miền chính thay vì tên miền phụ, người ta khuyến cáo rằng bạn nên tạo link cho nội dung độc đáo của bạn có dạng như là blogs ở thư mục phụ hơn là dạng của tên miền phụ (nên tạo link dạng www.example.com/blog hơn là blog.example.com). Ngoại trừ trường hợp đó là trang web cụ thề về ngôn ngữ (ví dụ như web tiếng anh en.example.com)

6. Mua và chuyển hướng tên miền:
Việc mua các trang web vì các liên kết của chúng và chuyển hướng các liên kết này đến một trang web khác từ lâu đã là việc làm quen thuộc của người làm SEO. Mặc dù việc làm này đã mang lại hiệu quả, các nhà lãnh đạo (như Danny Sullivan) đã viết bài "mua tên miền" (http://searchengineland.com/do-links-from-expired-domains-count-with-google-17811) cho rằng Google chủ yếu làm giảm giá trị các liên kết đến trang web khi tên miền hết hạn hoặc khi bạn thay đổi tên miền khác.

7. Độ dài việc đăng ký tên miền:
Có ý kiến cho rằng chiều dài việc đăng ký tên miền đó là yếu tố quan trọng trong SEO. Khi được hỏi về việc này thì Matt Cutts của Google nói "Theo sự hiểu biết của tôi, không có bộ máy tìm kiếm nào khẳng định rằng việc sử dụng chiều dài khi đăng ký làm yếu tố để đánh giá điểm của một trang web. Nếu bạn xem đó là thước đo để đánh giá điểm của trang web, thì bạn đã gặp vấn đề. Lý do cơ bản để làm mới một tên miền nếu đó là tên miền chính của bạn, hoặc bạn đã sử dụng nó trong một thời gian nhất định, hoặc bạn thích sự tiện lợi của việc làm mới này để bạn không phải quá lo lắng khi tên miền của bạn hết hạn.

8. Chuyển đổi tên miền:
Nếu bạn cần chuyển đổi tên miền sang một tên miền khác, có vài yếu tố bạn cần phải quan tâm. Điều này khá quan trọng khi thiết lập việc chuyển hướng từ trang đến trang ví như các trang con và các trang có nội dung độc đáo được chuyển hướng từ tên miền cũ phải tương đương với các trang con và các trang có nội dung độc đáo của tên miền mới. Người làm SEO nên tránh việc chuyển hướng tất cả các trang từ một tên miền đến trang chủ của một tên miền khác. Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem bài hướng dẫn "Làm thế nào chuyển đổi tên miền" của Danny Dover tại http://www.seomoz.org/blog/seo-guide-how-to-properly-move-domains.

Yếu tố liên quan